Khi thi công bất kỳ bề mặt nào thì lớp sơn lót luôn đóng vai trò then chốt, vừa giúp liên kết bề mặt sơn vừa góp phần bảo vệ bề mặt thi công. Vậy sơn lót là gì và ông dụng của sơn lót Tìm hiểu cùng Sơn Maxten Thắng Phát qua bài viết dưới đây nhé!
Sơn lót là gì?
Sơn lót là lớp sơn kháng kiềm với công thức riêng biệt. Được phủ lên bề mặt vật liệu cần sơn nhằm tăng khả năng kết dính giữa bề mặt và lớp sơn phủ, bảo vệ cho lớp sơn phủ và giúp cho màng sơn mịn, tăng tính thẩm mỹ, đều và đẹp hơn.
Sơn lót có tác dụng tạo nên bề mặt phẳng, lấp đầy các vết nứt, vết răng cưa. Chúng có khả năng kháng kiềm, chống thấm, chống rỉ sét. Sơn lót được chia làm 2 loại: Sơn lót nội thất và ngoại thất.
Công dụng của sơn lót
Hạn chế tối ưu hiện tượng bong tróc sơn
Nhờ vào khả năng bám dính vượt trội của sơn lót, giúp cho bề mặt được liên kết chặt chẽ với các lớp sơn. Từ đó, hạn chế tối ưu hiện tượng bong tróc sơn.
Tăng khả năng bám dính vượt trội
Sơn lót giúp bạn làm tăng độ dính chặt, kết cấu bền vững, tăng cường độ kết dính của lớp sơn phủ nên độ bền màu và liên kết cũng được tăng lên. Ngoài ra, lớp sơn lót còn có khả năng chống kiềm và chống thấm cho bề mặt tường đảm bảo những tác xấu đến lớp sơn của ngôi nhà được ngăn chặn, tăng chất lượng bám dính cho lớp sơn phủ.
Khả năng kháng khuẩn, chống nấm mốc tốt
Đặc trưng khí hậu và thời tiết nước ta nồm ẩm khiến tường hay có hiện tượng thấm nước cùng với độ ẩm cao, làm cho hiện tượng nấm mốc xuất hiện. Vì vậy, lớp sơn lót có tác dụng kháng khuẩn và nấm mốc làm cho bề mặt sơn không bị phá vỡ cấu trúc, lớp sơn phủ luôn được bền đẹp.
Tạo độ bóng mịn, đều màu sơn
Lớp sơn lót giúp tăng cường độ dày của lớp sơn, tạo độ bóng mịn để khi thi công lớp sơn phủ đã có bề mặt ổn định, màu sơn được đẹp và đều màu hơn và không tạo hiện tượng sơn nền bê tông loang lỗ.
Mức độ quan trọng của sơn lót cho các công trình xây dựng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn lót khác nhau, chúng được sử dụng phổ biến trong thi công và xây dựng. Vậy vai trò thực sự của sơn lót là gì?
- Sơn lót giúp tạo độ kết dính cho lớp sơn phủ.
- Có tác dụng chống kiềm trong xi măng, vôi giúp đảm bảo tuổi thọ cho lớp sơn và hạn chế ẩm mốc, loang lổ.
- Góp phần bảo vệ lớp sơn dưới những tác động của môi trường, giúp chống thấm hiệu quả.
- Giúp lớp sơn bên ngoài đều màu, sáng bóng, ngăn chặn các vết bẩn và rêu mốc xuất hiện trong quá trình sử dụng.
Chọn sơn lót như thế nào là chuẩn nhất
Để công trình của bạn có chất lượng vượt trội và bền vững theo thời gian, bạn cần lựa chọn sơn lót theo các tiêu chí sau đây:
Khả năng kháng kiềm tốt
Khi chọn mua sơn lót, bạn cần chú ý đến khả năng kháng kiềm của chúng. Đặc biệt là kháng kiềm hiệu quả đối với vôi và xi măng. Chọn sơn lót đáp ứng tiêu chí này sẽ giúp bề mặt sơn không bị nấm mốc, giúp bề mặt phẳng mịn và đều màu.
Khả năng bám dính tốt
Lớp sơn lót giống như một lớp băng dính 2 mặt giúp liên kết giữa bề mặt và lớp sơn phủ. Từ đó giúp lớp sơn luôn đều màu, bền đẹp trong quá trình sử dụng.
Độ che phủ tốt
Sơn lót có độ che phủ tốt sẽ làm tăng độ bền cho lớp sơn và khả năng chống chịu từ những tác động bên ngoài, từ đó đảm bảo thẩm mỹ tốt nhất.
An toàn cho sức khỏe
Trong quá trình thi công, các hóa chất sẽ tiếp xúc trực tiếp với con người. Vì vậy, ngoài việc đeo đồ bảo hộ cẩn thận thì bạn cũng nên ưu tiên chọn những loại sơn lót an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.
Thi công sơn lót có đắt không?
Thông thường, giá thi công sơn lót đi kèm với tổng chi phí sơn nhà. Tùy vào thương hiệu sơn sử dụng và số lượng nhân công, diện tích cần sơn để tính chi phí.
Sơn Maxten Thắng Phát là đơn vị chuyên cung cấp các hãng sơn như KCC, Jotun, Dulux… và thi công chuyên nghiệp các công trình như thi công sơn epoxy, thi công sơn kẻ vạch thi công chống thấm..Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp xin hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0973918116 – Zalo: 0973918116 để được tư vấn.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc sơn lót là gì và những thông tin xoay quanh sản phẩm này. Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Bài viết liên quan: